Những hang động dưới đây nổi tiếng không chỉ bởi vẻ đẹp hoang sơ, bí ẩn mà còn sở hữu độ sâu lý tưởng, thu hút các nhà thám hiểm khắp thế giới đến khám phá mỗi năm.

1. Skocjan, Slovenia


Hang động Skocjan được tạo thành bởi sông chìm Reka. Phần đầu của con sông vẫn chảy trên mặt đất nhưng sau đó đột nhiên biến mất dưới lòng đất khoảng 34km, len lỏi thông qua các hang động trước khi xuất hiện trở lại gần bờ biển Adriatic. Hang động này được đặt tên theo ngôi làng nằm trên đỉnh núi đá nơi dòng sông biến mất. Hệ thống hang động này bao gồm một hang động cao nhất ở châu Âu, một hẻm núi ngầm khổng lồ, thác nước và một cây cầu bắc qua hẻm núi. Các nhà khảo cổ học đã bắt đầu nghiên cứu hệ thống hang động này vào năm 1884. Khách du lịch sẽ không chỉ bị thu hút bởi cảnh đẹp thiên nhiên độc đáo và ấn tượng, mà còn được chiêm ngưỡng nền văn minh Hy Lạp cổ đại trong lòng động Skocjan.

2. Cheve, Oxaca (Mexico)


Được coi là hệ thống hang động sâu nhất tại Mexico và châu Mỹ, Cheve nằm dọc theo một đường ngầm đứt gãy ở núi Sierra de Juarez. Các nhà thám hiểm phương Tây đã phát hiện lối vào hang động này vào năm 1986. Năm 1990, một nhóm của nhà thám hiểm người Mỹ, Bill Stone đã cho loại thuốc nhuộm huỳnh quang đỏ vào dòng suối ở lối vào cửa hang. Tám ngày sau, cách hang động khoảng 18km, thuốc nhuộm này đã chảy ra sông Santo Domingo. Theo Bill Stone, điều này chứng tỏ hệ thống hang động Cheve phải sâu hơn hang động Krubera ít nhất là 305m.

3. Jean Bernard, Pháp


Nằm trên dãy Alpes thuộc địa phận nước Pháp, Jean-Bernard được phát hiện vào năm 1959 và có khoảng 8 lối vào. Đến năm 1980, nó được công nhận là hang sâu nhất thế giới và giữ danh hiệu này trong khoảng 20 năm. Hiện nay, với những cuộc thám hiểm được tổ chức hàng năm trên thế giới, Jean-Bernard đã bị tụt xuống vị trí thứ 5 trong danh sách các hang động sâu nhất thế giới.

4. Krubera, Georgia


Thuộc khối núi Arabika, dãy Gagrinsky, Krubera của đất nước Georgia nhỏ bé được biết tới là hang động sâu nhất thế giới – 2.191m. Lối vào hang Krubera nổi tiếng là nhỏ, được bao phủ bởi rêu và tổ quạ, bởi vậy nó còn có tên gọi khác là Voronya hay Voronja (trong tiếng Nga có nghĩa là hang quạ). Tên nhà khoa học người Nga, Alexander krubera đã được lấy để đặt cho hang động vì đoàn thám hiểm của ông đã tìm thấy lối vào miệng hang. Từ đó, các nhà thám hiểm đã tiến hành nhiều cuộc thăm dò để muốn biết được độ sâu đích thực của hang. Năm 2012, Gennadiy Samokhin, một nhà thám hiểm Ukraina đã thiết lập kỷ lục của mình với độ sâu của hang là 2.197m tính từ lối vào.

5. Lamprechtsofen, Áo


Theo truyền thuyết địa phương, một hiệp sĩ trở về từ các cuộc Thập tự chinh và đã giấu số tài sản khổng lồ của mình trong hang động Lamprechtsofen.Trên thực tế, vào năm 1701, lối vào hang động này đã bị bịt kín để ngăn cản sự xâm nhập của các thợ săn kho báu.Với độ sâu 1.632m, Lamprechtsofen giữ danh hiệu hang động sâu nhất thế giới trong khoảng 3 năm trước khi bị “đánh bại” bởi hang động Krubera ở Georgia. Năm 1998, một nhóm nghiên cứu người Ba Lan đã phát hiện đường hầm thông giữa hang Lamprechtsofen và Vogelshacht và chưa dừng ở đó, các nhà khoa học vẫn sẽ tiếp tục nghiên cứu để tìm ra những điều mới mẻ.

​6. Lascaux, Pháp


Nằm phía tây nam nước Pháp, Lascaux đã tình cờ được một nhóm thiếu niên phát hiện vào năm 1940 khi đang đi tìm chú chó bị lạc. Hang động này được coi như một bảo tàng về hội họa thời tiền sử với hơn 600 bức vẽ gần 20.000 năm tuổi. Các bức vẽ tả thực về các loài động vật, chủ yếu là gia súc được vẽ trên vách đá. Từ năm 1946 – 1963, hang động được mở cửa cho công chúng đến tham quan. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn, các bức vẽ đã bị du khách làm hư hại nên chính quyền đã ra lệnh đóng cửa để bảo vệ và giữ gìn di tích hiếm có này. Lascaux được công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1979.

7. Hang động Lubang Nasib Bagus, Malaisia


Lubang Nasib Bagus, hay còn gọi là Gua Nasib Bagus, nằm trong khuôn viên Vườn Quốc gia Gunung Mulu được coi là một Di sản thế giới trên đảo Borneo, Malaisia. Nơi đây nổi tiếng với những hang động ngầm lớn nhất thế giới, nhiều người nói nó rộng lớn đến nỗi có thể chứa được 40 máy bay cùng một lúc.

Được phát hiện bởi ba nhà thám hiểm người Anh vào năm 1981, hang động rộng nhất thế giới – Sarawak Chamber ước tính dài 701,1m, rộng 300,2m và cao khoảng 70,1m. Hang động này được tạo ra bởi hệ thống nước ngầm chảy xuyên trong lòng núi cách đây gần 5 triệu năm trước. 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Dấu chân khám phá © 2013. All Rights Reserved. Powered by VNCIT.COM
Top