Đại lộ tuyết tùng ở Nikko là tài sản văn hóa và là đại lộ duy nhất được Chính phủ Nhật Bản chọn cả hai mặt là một địa điểm di tích lịch sử đặc biệt và đài tưởng niệm tự nhiên đặc biệt của quốc gia.
Con đường cây dài 37 km ở thành phố Nikko, Nhật Bản được đưa vào sách kỷ lục Guinness như đại lộ rợp bóng cây dài nhất thế giới được tạo ra gần 400 năm trước.
Đại lộ là những cây tuyết tùng được trồng xếp hàng dài ngay ngắn nằm ở hai bên vệ đường, được gọi là Sugi.
Cây tuyết tùng do lãnh chúa phong kiến, Matsudaira Masatsuna trồng trong khoảng thời gian 20 năm, bắt đầu từ năm 1625. Matsudaira Masatsuna là thuộc hạ cao cấp của tướng quân Tokugawa Ieyasu (vị tướng đầu tiên của Mạc phủ Tokugawa). Sau khi tướng quân Tokugawa Ieyasu chết vào năm 1616, Masatsuna Matsudaira đã tiến hành xây dựng ngôi đền Nikko Toshogu và bắt đầu trồng cây tuyết tùng Nhật Bản dọc theo con đường chính như một lối vào dẫn đến ngôi đền.
Người ta ước tính có khoảng 200.000 cây tuyết tùng được trồng trong giai đoạn này. Việc đốn hạ cây để xây dựng con đường được thực hiện ở quy mô lớn và cũng như xe cộ vận chuyển đã từng lưu tới khu vực này không ngơi ngớt mà làm cho một lượng lớn cây bị chết, số lượng cây giảm đi rất nhiều và hiện nay chỉ còn 13.000 cây.
Trở lại thời kỳ Edo, đại lộ tuyết tùng được sự kiểm soát của văn phòng Nikko Bugyo (viên chức tư pháp địa phương) một cách chặt chẽ nên đại lộ đã được chăm sóc tốt. Bất cứ khi nào cây tuyết tùng khô héo hay bị bật gốc thì chúng đều được phát hiện và cán bộ của làng làm nghĩa vụ thôngbáo cho văn phòng Nikko Bugyo để giải quyết.
Những cây bị hư hỏng chỉ được chặt bỏ sau khi được sự cho phép của văn phòng Nikko Bugyo và bắt buộc phải trồng cây mới vào đúng vị trí của cây bị hỏng được đốn trước đó. Đồng thời, các ngôi làng dọc theo hai bên đường phải chịu trách nhiệm sửa chữa con đường, làm cỏ và giữ cho toàn bộ đại lộ tuyết tùng sạch sẽ.
Nhưng đến thời Minh Trị, những chính sách hiện đại hóa được đưa ra như công trình dân dụng đã được thực hiện trên toàn quốc. Trong thời gian này, hàng ngàn cây tuyết tùng bị chặt để bảo trì đường bộ. Hơn nữa, kế hoạch đã đưa ra là việc soạn thảo văn bản để thực hiện công cuộc khai thác gỗ ở đại lộ tuyết tùng với quy mô lớn vì mục đích tái thiết tài chính, nhưng may mắn thay kế hoạch này đã dừng lại đúng lúc.
Ngày nay, đại lộ tuyết tùng của Nikko là tài sản văn hóa và là đại lộ duy nhất được Chính phủ Nhật Bản chọn cả hai mặt là một địa điểm di tích lịch sử đặc biệt và đài tưởng niệm tự nhiên đặc biệt của quốc gia.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét