Hội đồng kiến trúc sư thế giới vừa công bố kết quả những tòa nhà chọc trời “đỉnh” nhất thế giới để nhận giải thưởng Emporis Skycraper Award 2014.

Dựa theo các tiêu chuẩn thẩm mỹ trong thiết kế và chức năng riêng của từng tòa nhà chọc trời, các chuyên gia kiến trúc thế giới đã nhất trí chọn ra 11 tòa nhà chọc trời “đỉnh” nhất để trao giải thưởng Emporis Skycraper Award 2014.

Giải thưởng Tòa nhà chọc trời Emporis là giải thưởng cao quý nhất của thế giới dành cho các công trình kiến trúc cao tầng. Emporis được trao hằng năm cho các tòa nhà có chiều cao trên 100 mét, được Công ty dữ liệu kiến trúc Emporistổ chức từ năm 2000.

Năm nay, vị trí cao nhất giải thưởng thuộc về tòa nhà The Shard - biểu tượng tòa nhà chọc trời mới của nước Anh. Tòa nhà cao 310 mét, giành vị trí tòa nhà cao nhất Tây Âu và trở thành biểu tượng của thành phố London hiện đại.

Kiến trúc sư lừng danh người Ý Renzo Piano thiết kế tòa nhà này. Ông cũng là kiến trúc sư của một số công trình kiến trúc nổi tiếng trên thế giới như bảo tàng đương đại Pompidou ở Paris hay nhà hát Scarabeo ở Rome… The Shard được khánh thành năm 2000.


Shard được thiết kế bằng nhiều tấm kính với các góc khác nhau, dẫn đến sự thay đổi về mô hình ánh sáng phản xạ. Mặt tiền của nó khá thông thoáng, giảm được năng lượng mặt trời, nhưng vẫn sử dụng tối đa hóa lượng ánh sáng 

Toà nhà DC Tower 1 tại Vienna, Áo, được thiết kế bởi kiến trúc sư nổi tiếng Dominique Perrault đứng vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng năm nay.

Tòa nhà thân thiện với môi trường này có lắp đặt hệ thống tắm và nhà vệ sinh tiết kiệm nước, hoạt động bằng nguồn năng lượng xanh.

Mặt tiền của tòa nhà được làm hoàn toàn bằng kính để dễ dàng sử dụng ánh sáng tự nhiên vào ban ngày thay vì hệ thống ánh sáng nhân tạo.


Tòa nhà DC Tower 1 tại Vienna, Áo được kiến trúc sư Dominique Perrault thiết kế 

Vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng thuộc về “Sheraton Huzhou Hot Spring Resort” của Trung Quốc. Đây là khu nghỉ dưỡng sang trọng tại Hồ Châu được xây dựng trên hồ Tai nằm gần thành phố Thượng Hải.

Hội đồng kiến trúc sư cho biết: “Thiết kế táo bạo của nó đã làm nổi bật ánh sáng của tòa nhà vào ban đêm, tạo ra sự phản xạ ánh sáng đến tuyệt vời của tòa nhà xuống mặt hồ".


Tòa nhà được xây dựng theo hình móng ngựa, có 19.000 đèn LED phát sáng vào ban đêm. Hình dạng vòng của khách sạn cho phép tất cả các phòng có bancông nhận được ánh sáng ban ngày từ tất cả các hướng. Kiến trúc sư: MAD, Hội kiến trúc sư Tây An Đại, Thượng Hải 

Sau đây là những tòa nhà khác nằm trong top 10 tòa nhà chọc trời “đỉnh” nhất thế giới năm 2014:


Tòa tháp Cayan. Tòa tháp này được xây dựng tại Dubai, cũng là tòa tháp cao nhất thế giới. Hình dạng của tòa nhà có tác dụng làm giảm lực gió trên thân tháp. Mỗi tầng xoay 1,2 độ để toàn bộ tòa nhà tạo được một xoắn ốc 90 độ. Kiến trúc sư của tòa nhà này là Skidmore, Owings & Merrill, Khatib & Alami Dubai 


Tòa One Central Park East. Với khu vườn thẳng đứng trên mỗi tầng, tòa nhà đặc biệt này được xây tại thành phố Sydney, Úc nhìn ra một công viên rộng lớn. Vào ban đêm, tòa nhà ánh lên trong những ngọn đèn LED với sự sắp xếp nghệ thuật của Yann Kersale. Kiến trúc sư tòa nhà: Ateliers Jean Nouvel, PTW Architects 


Ba tòa nhà Flame. Tổ hợp ba tòa nhà này được xây dựng tại Baku, Azerbaijan. Toàn bộ tòa nhà được bao phủ bởi những màn hình LED và mỗi tòa nhà có hình dạng như những ngọn lửa. Vào ban đêm, nó hiện ra như ngọn đuốc khổng lồ. Thiết kế này được lấy cảm hứng từ lịch sử của Azerbaijan - vùng đất của lửa. Bêtông là vật liệu chủ yếu của ba tòa nhà này, tuy nhiên các đỉnh của nó được làm từ loại thép nhẹ, gợi lên sự mềm mại của một ngọn lửa bập bùng. Kiến trúc sư: HOK


Tòa nhà Mercury City. Tòa nhà này được xây tại Matxcơva (Nga), có 75 tầng cao 339m. Đây cũng là tòa nhà cao nhất châu Âu. Tòa nhà này được trang bị hai thang máy có tốc độ 7m/giây. Kiến trúc sư: Frank Williams & Partners, GL Sirota, MM Posokhin 


Khu nhà cao cấp Ardmore, Singapore. Tòa nhà cao cấp Ardmore ở Singapore nằm ở vị trí thứ 8 trong bảng xếp hạng. Thiết kế tòa nhà là những đường nét tuyệt vời, đồng thời trong tòa nhà được trang bị hệ thống tiết kiệm năng lượng bằng cách sử dụng ánh sáng mặt trời. Kiến trúc sư: UNStudio, Hội kiến trúc sư 61 


Tòa tháp AZ. Đây là tòa nhà duy nhất tại Cộng hòa Czech được trang bị hệ thống tiết kiệm năng lượng và điều hòa nhiệt độ. Vì thế vào mùa hè, tòa nhà này trở nên mát mẻ và mùa đông trở nên ấm cúng nhờ máy bơm nhiệt. Kiến trúc sư: Architektonická kancelář Burian-Křivinka 

Vị trí cuối cùng trong bảng xếp hạng năm nay thuộc về hai tòa nhà: khu trung tâm thương mại Nanfung (Trung Quốc) và tòa nhà TOUR Carpe Diem (Pháp).


Khu trung tâm thương mại Nanfung được xây dựng tại Quảng Châu, Trung Quốc có diện tích 5.000 m2, bao gồm khu triển lãm, khách sạn 5 sao, phòng khiêu vũ…, được thiết kế bởi kiến trúc sư Andrew Bromberg thuộc Aedas


Tòa nhà TOUR Carpe Diem được xây dựng tại Courbevoie, Pháp. Thiết kế sử dụng giếng địa nhiệt bằng năng lượng mặt trời và hệ thống thu hồi nhiệt. Trên tòa nhà, chúng ta có thể quan sát toàn cảnh Paris và sông Seine thơ mộng. Kiến trúc sư: Robert A.M.Stern, thuộc Hội kiến trúc sư SRA.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Dấu chân khám phá © 2013. All Rights Reserved. Powered by VNCIT.COM
Top