Ngay tại xã An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội, du khách có thể “tận mục sở thị” loài tê giác trắng, một trong 5 loài tê giác còn tồn tại và đang được cả thế giới kêu gọi bảo tồn nghiêm ngặt.
Giống như tê giác đen, tê giác trắng cũng đang bị đe dọa do mất khu vực sinh sống và săn bắn trộm, chủ yếu gần đây là do việc bắn hạ của các tay thợ săn tàn độc.
Đã có lúc, nạn săn bắn tê giác trắng diễn ra tràn lan khiến các nhà bảo tồn phải đưa đề nghị di chuyển bằng máy bay các con tê giác trắng còn lại tới vùng an toàn.
Tuy nhiên, đến An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội, du khách lại có thể hoàn toàn được “tận mục sở thị” loài thú quý hiếm này
Tê giác trắng có chiều dài tối đa tới 4 mét, cao 1,85 mét, nặng 3,6 tấn đặc biệt sừng của chúng có thể có chiều dài tới 1,6 mét
Tê giác trắng hay tê giác môi vuông là một trong 5 loài tê giác còn sống và là một trong số rất ít loài thuộc nhóm động vật ăn cỏ lớn còn tồn tại
Trên mõm của chúng có hai sừng với cấu tạo từ các sợi Keratin (không phải xương như ở gạc hươu, nai). Chiếc đầu xù xì của một con tê giác trắng trưởng thành. Hai cái sừng này là "điểm ngắm" của các săn lùng của các tay buôn lậu.
Da của tê giác trắng có màu hoàn toàn tương tự như của tê giác đen. Tê giác trắng khác với tê giác đen ở hình dạng miệng của chúng – ở tê giác trắng thì miệng của chúng rộng hơn để gặm được nhiều cỏ
Tê giác trắng cũng có một bướu rõ nét ở phía sau cổ của nó được giữ được cái đầu to lớn. Mỗi chân của tê giác trắng có ba ngón. Chúng đôi khi được gọi là tê giác môi vuông do môi lồi ra của chúng để hỗ trợ việc gặm các loại cỏ ngắn.
Tê giác trắng có khả năng đi 4 đến 5 ngày mà không cần uống nước. Thời gian mang thai từ 17-18 tháng, mỗi lứa chỉ sinh một con, con mới sinh nặng tới 40kg
Sừng tê giác được người ta đồn đoán rằng có khả năng phục hồi khả năng sinh lý cho nam giới khá công hiệu. Do vậy, mấy năm gần đây cơ quan chức năng liên tục phát hiện nhiều vụ buôn lậu sừng tê giác.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét