Người H’mông là một trong những dân tộc thiểu số có dân số đông ở Miền Bắc Việt Nam. Cùng với 53 dân tộc anh em, người H’mông luôn luôn là một phần của sự thống nhất khối đại đoàn kết dân tộc và góp phần làm phong phú cho nền văn hoá các dân tộc Việt Nam.

Đồng bào có câu “Lửa cháy đến đâu người Mông theo đến đó” hay “Người chạy theo nương” để nói về cuộc sống du canh nương rẫy. Sản phẩm nông nghiệp chính là ngô, lúa nương, khoai, mạch ba góc, ý dĩ, lạc, vừng, đậu và các loại rau... ở một vài nơi có ruộng bậc thang. Các loại quả táo, đào, mận, lê cũng rất nổi tiếng và đồng bào còn trồng cả các loại cây thuốc như tam thất, xuyên khung, đảm xâm…

Nghề dệt vải lanh là một trong những hoạt động sản xuất đặc sắc của người H’mông. Họ phát triển đa dạng các nghề thủ công như đan lát, rèn, làm yên cương ngựa, đồ gỗ, nhất là các đồ đựng; làm giấy bản, đồ trang sức bằng bạc phục vụ nhu cầu và thị hiếu của người dân. Các thợ thủ công H’mông phần lớn là thợ bán chuyên nghiệp, làm ra những sản phẩm nổi tiếng như lưỡi cày, dao, cuốc, xẻng, nòng súng đạt trình độ kỹ thuật cao.

Người H’mông sống quần tụ trong từng bản có vài chục nóc nhà, họ thường thích sống khép kín, nhiều nơi đồng bào xây tường đá ngang đầu quanh nhà ở. Nhà cửa là loại nhà trệt, ba gian hai chái, có từ hai đến ba cửa. Phổ biến là nhà bưng ván hay vách nứa, mái tranh. Quanh làng vẫn còn lại đến ngày nay những ngôi nhà của người H’mông giàu có, trình tường xung quanh, cột gỗ thông kê trên đá tảng hình đèn lồng hay quả bí, mái lợp ngói âm dương có gác lát ván.

Các vùng người H’mông sinh sống thường có chợ phiên, vừa là nơi trao đổi hàng hoá, vừa là nơi thể hiện nhu cầu giao lưu tình cảm, sinh hoạt. Người H’mông quen dùng ngựa thồ hàng và cưỡi đi chợ, gùi có hai quai đeo vai. Con ngựa rất gần gũi và thân thiết với từng gia đình người H’mông. Chợ tình được tổ chức mỗi năm một lần (chợ tình Sa Pa) là một nét văn hoá đẹp đặc sắc của người H’mông.

Người H’mông rất coi trọng dòng họ, họ quan niệm: người cùng dòng họ là những người anh em có cùng tổ tiên, có thể đẻ và chết trong nhà nhau, phải luôn luôn giúp đỡ nhau, cưu mang nhau. Mỗi dòng họ cư trú quây quần thành một cụm, có một trưởng họ đảm nhiệm công việc chung. Phong tục cấm ngặt những người cùng họ lấy nhau. Tình cảm gắn bó giữa những người trong họ sâu sắc. Trưởng họ là người có uy tín, được dòng họ tôn trọng, tin nghe.

Người H’mông cũng như nhiều dân tộc ít người khác tồn tại tín ngưỡng đa nguyên. Thờ cúng tổ tiên là thờ những người trong gia đình đã chết ba đời trở lại. Thờ cúng tổ tiên ở tất cả gia đình những người con trai đã tách ra ở riêng chứ không phải chỉ con trưởng. Bên cạnh thờ cúng tổ tiên, người H’mông còn tồn tại một hệ thống ma nhà với những lễ thức cúng bái riêng biệt.

Hôn nhân gia đình của người H’mông theo tập quán tự do kén chọn bạn đời. Những người cùng dòng họ không lấy nhau. Thanh niên nam nữ được lựa chọn bạn đời. Việc lựa chọn bạn đời được biểu hiện ở tục “cướp vợ” trước đây. Người thanh niên cùng bạn bè cướp người con gái yêu thích về ở nhà mình vài hôm rồi thông báo cho gia đình nhà gái biết. Vợ chồng người H’mông rất ít bỏ nhau, họ sống với nhau hòa thuận, cùng làm ăn, cùng lên nương, xuống chợ...

Trang phục của người phụ nữ H’mông rất sặc sỡ, đa dạng giữa các nhóm dân tộc, gồm: váy, áo xẻ ngực có yếm lưng, tấm xiêm che trước bụng, thắt lưng, khăn quấn đầu, xà cạp quấn hai bụng chân. Váy hình nón cụt, xếp nếp xòe rộng chữ thập trong các hình vuông, nhưng váy mang hình ống, khi mặc mới xếp nếp thắt lưng ngoài cạp; Áo mở chếch ngực về phía bên trái, cài một khuy, cánh tay, cổ áo, gấu áo đều thêu hoa văn…Đồ trang sức bao gồm khuyên tai, vòng cổ, vòng tay, vòng chân, nhẫn.

Trang phục của đàn ông H’mông giống như đàn ông Nùng: quần dài, đũng chân què cạp lá tọa, áo ngắn ống rộng cổ đứng mổ bụng khuy cài, quần áo đều màu chàm.

- Dân tộc H’mông hay Mông, Na Miẻo còn có các tên gọi khác là Mẹo, Mèo, Miếu Hạ, Mán Trắng.
- Nhóm địa phương: Mông Đơ (Mông Trắng), Mông Lềnh (Mông Hoa), Mông Sí (Mông Đỏ), Mông Đú (Mông Đen), Mông Súa (Mông Mán), Mông Xanh.
- Tiếng nói thuộc ngôn ngữ hệ Mông – Dao
- Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Mông ở Việt Nam có 1.068.189 người, cư trú tập trung tại các tỉnh Hà Giang, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng ...
Người H’mông có đời sống văn nghệ khá phong phú, đặc biệt là văn học truyền miệng có rất nhiều thể loại, như Truyện thần thoại về anh hùng văn hóa tìm ra loại giống và dạy người H’mông cách trồng ngô, lúa, trồng lanh làm vải mặc … Truyện cổ tích về các con vật chiếm khá nhiều, đặc biệt là truyện về hổ…

Người H’mông say đắm dân ca dân tộc mình, đó là Tiếng hát tình yêu (gầu plềnh), Tiếng hát cưới xin (gầu xuống)… mà họ thường hát khi lao động nương rẫy, trong lúc se sợi dệt vải, trong khi đi chợ, đi hội.

Trong những dịp lễ hội, đặc biệt là hội Gầu tào (đón năm mới), những bài hát dân ca này không chỉ thể hiện bằng lời mà còn có thể giãi bày thông qua những nhạc cụ dân tộc (sáo, khèn, kèn lá, đàn môi…). Thanh niên thích chơi khèn, vừa thổi vừa múa. Kèn lá, đàn môi là phương tiện để thanh niên trao đổi tâm tình. Sau một ngày lao động mệt mỏi, thanh niên dùng khèn, đàn môi gửi gắm và thể hiện tiếng lòng mình với bạn tình, ca ngợi vẻ đẹp của cuộc sống, của quê hương, đất nước.

Trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, dân tộc H’mông là một trong những dân tộc ít bị mai một hơn về bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Trong thời kỳ hội nhập quốc tế như hiện nay, để phát triển mà không bị hoà tan, mất bản sắc, thì việc bảo tồn văn hoá dân tộc đòi hỏi phải có sự nghiên cứu, tâm huyết, bền bỉ, lâu dài. Có như thế những giá trị văn hoá sẽ mãi mãi được gìn giữ và phát huy./.
Nguồn : Tin tức Du lịch
Next
DU LỊCH CỐ ĐÔ HUẾ
Previous
10 ĐIỂM ĐẾN HẤP DẪN Ở NHA TRANG 1. Vinpearl LandToạ lạc trên đảo Hòn Tre với những bãi biển trong xanh quanh năm, Vinpearl Land được biết đến như “thiên đường của miền nhiệt đới”. Ngoài những khách sạn sang trọng, những khu vườn tuyệt đẹp, hồ bơi nước ngọt lý tưởng, nơi này còn thu hút du khách với khu trò chơi cảm giác mạnh và những rạp chiếu phim 4D hoành tráng. Vé tham quan đảo bao gồm vé cáp treo và chơi trò chơi: 450.000VND/người lớn; 350.000VND/trẻ em (1,0m – 1,4m).Di chuyển: Bằng cáp treo hoặc ca nô từ trung tâm thành phố Du lịch Nha TrangThời gian tham quan, tắm biển và nghỉ ngơi: Tối thiểu 1 ngàyVinpearl Land Nha TrangTham khảo chuỗi khách sạn Vinpearl:Khu nghỉ dưỡng Vinpearl Nha TrangVinpearl Luxury Nha Trang2. Đảo Hòn MunĐảo Hòn Mun – điểm đến lộng lẫy khi đi du lịch Nha TrangHòn Mun có làn nước trong veo và hệ sinh thái san hô đẹp lộng lẫy, đã được Quỹ Ðộng vật hoang dã thế giới (WWF) đánh giá là khu vực đa dạng sinh học biển bậc nhất ở Việt Nam. Đến Hòn Mun, du khách không thể bỏ qua những hoạt động như: Bar nổi trên biển, lặn biển khám phá san hô, thuyền đáy kính…Di chuyển: Đi tàu từ bến tàu du lịch Cầu Đá, TP.Nha Trang (có thể tham gia tour 4 đảo với giá khoảng 150.000đ/người)Thời gian tham quan: Tối thiểu 5 giờ3. Đảo Hòn TằmBãi tắm tuyệt đẹp ở đảo Hòn TằmĐảo có diện tích khoảng 110 ha, cách thành phố Du lịch Nha Trang 7km về phía Đông Nam. Từ Hòn Tằm có thể nhìn thấy cả thành phố Nha Trang ở hướng Bắc và bán đảo Cam Ranh ở phía Nam. Ngoài bãi tắm tuyện đẹp, nơi đây còn nổi tiếng với hoạt động khám phá biển bằng tàu đáy kính cũng như dịch vụ lặn biển ngắm san hô.Di chuyển: Theo tour 4 đảoThời gian tham quan: Tối thiểu 3 giờTham khảo thêm:Trò chơi cảm giác mạnh tại Hòn TằmKhu nghỉ dưỡng Merperle Hòn Tằm Nha Trang4. Vịnh Ninh VânVịnh Ninh Vân – Một vịnh đẹp của Du lịch Nha TrangCách thành phố biển Nha Trang khoảng 60 cây số, nằm trên bán đảo Hòn Mèo, vịnh Ninh Vân mang đậm nét hoang sơ và thuần khiết. Nơi đây đặc biệt thích hợp cho những ai muốn tìm cảm giác thư thái trong không gian biển tĩnh lặng. Ngoài ra, bạn cũng có thể ngắm san hô, lặn biển hay thử chơi lướt sóng, lướt ván, đi thuyền Kayak.Di chuyển: Từ Nha Trang, đi tàu cao tốc chỉ mất khoảng 20 phút để đặt chân đến vịnh biển xinh đẹp này.Thời gian tham quan: Tối thiểu 12 giờKhu nghỉ dưỡng Six Senses Ninh Vân Bay Nha TrangKhu nghỉ dưỡng Six Senses Ninh Vân Bay Nha Trang là khu nghỉ dưỡng cao cấp duy nhất nằm trên bán đảo tuyệt đẹp của Vịnh Ninh Vân. Đây là khu resort đạt tiêu chuẩn 5 sao quốc tế và là một trong những resort đầu tiên của Việt Nam nhận được nhiều giải thưởng danh giá nhất của các hiệp hội du lịch Việt Nam và thế giới. Trong đó là giải thưởng danh giá nhất là giải thưởng Du lịch Quốc tế 2012 (World Travel Awards 2012).5. Viện Hải dương học Nha TrangViện Hải Dương học là nơi lưu giữ rất nhiều loài sinh vật biển kỳ lạViện Hải dương học được thành lập vào năm 1923, tọa lạc ở số 1, Cầu Đá cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 6km về hướng Đông Nam. Nơi đây có trên 20.000 mẫu vật của 4.000 loại sinh vật biển và nước ngọt được sưu tầm và gìn giữ trong nhiều năm. Đặc biệt, đến Viện Hải dương học bạn sẽ được chiêm ngưỡng bộ xương cá voi khổng lồ dài gần 26m, cao 3m với 48 đốt sống được phục chế đầy đủ.Di chuyển: xe máy hoặc taxiThời gian tham quan: 2 – 4 tiếng6. Tháp Bà PonagarKhu di tích Tháp Bà PonagarTháp Bà Ponagar là công trình kiến trúc cổ kính hoàn mỹ của người Chăm, cách trung tâm TP Du lịch Nha Trang 2km về phía Bắc. Quần thể di tích gồm bốn ngôi tháp, hai miếu thờ, tháp lớn nhất thờ nữ thần Ponagar (tiếng Chăm có nghĩa là Mẹ Xứ Sở).Sau khi tham quan Tháp Bà Ponagar bạn có thể kết hợp đi tắm bùn tại khu du lịch suối khoáng nóng Tháp Bà ngay gần đó. Giá vé khoảng 100.000VND/người ở hồ tập thể (từ 15 – 20 người) hoặc từ 250.000VND/người nếu sử dụng hồ riêng.Di chuyển: Xe máy giá thuê khoảng 120 – 150.000VND/ngày hoặc đi taxiThời gian tham quan: tối thiểu 5 giờ7. Hòn Chồng – Hòn VợCụm đá Hòn ChồngĐiểm tham quan này cách trung tâm thành phố khoảng 3km về hướng Đông Bắc. Hòn Chồng một quần thể khối đá lớn với đủ loại hình thù, xếp chồng lên nhau chạy từ bờ cao xuống biển. Một nhóm đá khác nhỏ hơn, nằm dưới chân đồi phía Đông, gọi là Hòn Vợ. Không gian của Hòn Chồng gần như tách biệt với không gian nhộn nhịp của phố phường. Nơi đây cũng là một trong những điểm ngắm thành phố biển đẹp nhất.Di chuyển: Xe máy, xe bus hoặc taxiThời gian tham quan, tắm biển: 3 – 8 giờ8. Vịnh Vân PhongCảnh biển tuyệt đẹp ở vịnh Vân PhongVịnh Vân Phong thuộc huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa), cách trung tâm thành phố Du lịch Nha Trang khoảng 40km về phía Bắc. Nơi đây thu hút du khách với vẻ đẹp hoang sơ của quần thể đảo lớn nhỏ và màu xanh trong của những vịnh nhỏ hơn ở bên trong.Di chuyển: Có hai hướng đến vịnh, một là lênh đênh trên thuyền theo đường biển từ vịnh Nha Phu, hai là đi ô tô hoặc xe máy từ thành phố Du lịch Nha Trang.Thời gian tham quan: Tối thiểu 12 giờ9. Bãi biển Đại LãnhBãi biển Đại Lãnh thu hút rất đông du kháchBãi biển Đại Lãnh thuộc địa phận huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, nằm bên quốc lộ 1A, cách TP Du lịch Nha Trang khoảng 80km về phía Bắc. Sau khi vùng vẫy thỏa thích dưới dòng nước, du khách có thể thuê thuyền máy tham quan làng chải Khải Lương, Đầm Môn, cảng Vũng Rô, hay vào làng Đại Lãnh khám phá đời sống của dân chài…Di chuyển: Taxi hoặc xe máyThời gian tắm biển và tham quan: Tối thiểu 12 giờ10. Chợ Đầm Nha TrangChợ Đầm hay còn gọi là Trung tâm thương mại Nha TrangĐây là một công trình kiến trúc đẹp, tọa lạc ngay vị trí trung tâm thành phố du lịch Nha Trang. Chợ Đầm bán rất nhiều đồ lưu niệm và sản vật địa phương. Ở đây cũng tập trung hải sản rất phong phú, đặc biệt là hải sản khô.Di chuyển: Đi bộ hoặc xe máy, taxiThời gian tham quan mua sắm: 2 – 3 giờ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

:) :)) ;(( :-) =)) ;( ;-( :d :-d @-) :p :o :>) (o) [-( :-? (p) :-s (m) 8-) :-t :-b b-( :-# =p~ $-) (b) (f) x-) (k) (h) (c) cheer
Click to see the code!
To insert emoticon you must added at least one space before the code.

 
Dấu chân khám phá © 2013. All Rights Reserved. Powered by VNCIT.COM
Top